Chip LED SMD là gì? Cấu tạo của Chip LED

Chip LED SMD là linh kiện không thể thiếu có trong các thiết bị đèn LED chiếu sáng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về dòng chip này.

Ngày nay, khi đi mua các loại sản phẩm đèn led chiếu sáng tại các cửa hàng. Chúng ta thường thấy trên các vỏ bao bì sản phẩm ghi rõ về các thông số của đèn. Trong đó có chỉ số như chip LED SMD, tuy nhiên chúng ta lại k quan tâm nó là gì. Những thật ra chip LED thật sự rất quan trọng đối với sản phẩm đèn led.

Chip LED SMD là gì?

Vậy chip LED là gìchip LED SMD là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !

Chip LED là gì?

Chip LED viết tắt của cụm từ Light Emitting Diode. Là đi-ốt phát quang có chứa một chip bán dẫn pha với các tạp chất để tạo ra một tiếp giáp P – N. Nói cách khác, chip LED có thể xem như trái tim của đèn LED. Nhằm đảm bảo cho nguồn sáng được ổn định và chất lượng của đèn.

Trong đó, P chứa lỗ trống, N chứa điện tử. Dòng điện truyền từ P đến N sẽ sản sinh ra các bức xạ ánh sáng. Tuỳ vào các loại hợp chất bán dẫn mà màu sắc của các loại ánh sáng này sẽ có sự khác nhau. 

Cấu tạo chip LED

Về cấu tạo, chip LED gồm có 5 bộ phận chính:

  • Đế của chip LED (MCPCB): Vừa là nơi để đặt chip vừa có chức năng tản nhiệt hiệu quả. Vừa có chức năng là mạch in có đường cấp nguồn cho chip LED. Đế chip LED thường bằng nhôm hoặc cao cấp hơn là đồng để đảm bảo tản nhiệt nhanh nhất.
  • LED chip: Là bộ phận có khả năng phát sáng. 
  • Keo tản nhiệt: Là bộ phận có chức năng thoát nhiệt, gắn đế LED với bộ phận tản nhiệt.
  • Lớp phủ phốt pho: Có tác dụng tạo màu ánh sáng, phủ trên mặt chip LED.
  • Thấu kính (lens hay dome) của LED: Là một lớp epoxy/silicone bao trùm phía trên của LED, giúp truyền ánh sáng đều ra bên ngoài. Có loại LED có thấu kính, giúp ánh sáng tỏa đều, nhưng cũng có loại LED không có.
Cấu tạo của Chip LED.

Nguyên lý hoạt động

Chip đèn Led hoạt động theo nguyên lý cụ thể như sau:

Thông qua các tạo chất, bộ phận trung tâm chip bán dẫn bên trong sẽ tạo ra lớp tiếp giáp P-N. Trong đó P là kênh chứa các lỗ trống và N là kênh chứa điện tử. Dòng điện xuất phát từ P chạy qua N, khiến các điện tử lấp đầy lỗ trống. Và tạo ra hiện tượng bức xạ ánh sáng.

Chip Led SMD là gì?

Chip Led SMD ( Surface Mount Device ) là một thiết bị bán dẫn nhỏ, phát ra ánh sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua. Đây là một trong những dòng chip LED hiện đại nhất hiện nay

Chip Led SMD có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Thiết kế đặc trưng là hình chữ nhật với chiều dài không vượt quá 5,7mm, và chiều rộng không vượt quá 5mm. Kích thước này ảnh hưởng đến độ sáng và mức độ tiêu thụ điện năng. 

Dòng chip này có thiết kế nhỏ gọn, khả năng tản nhiệt tốt và có hiệu suất phát quang lớn. Nên chúng thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử và trong chiếu sáng như đèn bảng hiển thị, biển báo, đèn trang trí nhà cửa,…

Cấu tạo của chip Led SMD

Cấu tạo của chip Led SMD bao gồm 4 phần chính là chip Led, bảng mạch in, nhôm kỹ thuật và keo tản nhiệt. Các chip Led Này được gắn trực tiếp lên bề mặt của bản mạch.

Chip Led SMD: Các chip Led này được gắn trực tiếp trên bản mạch nên có thể hoạt động độc lập, có hiệu suất phát quang và khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng.

Chip Led còn có khả năng đổi màu ánh sáng giúp tạo ra các sản phẩm có màu sắc chiếu sáng đa dạng và đẹp mắt.

Bảng mạch in: bảng mạch gồm các tấm đồng được ép lên nhau và phủ bên ngoài bằng chất liệu không dẫn điện. Trên bảng mạch có chứa các bo mạch của chip giúp hỗ trợ và kết nối các chip Led với nhau. Đồng thời bảng mạch in cũng giúp cố định các chip Led không bị rơi do tác động của ngoại lực.

Nhôm kỹ thuật: sử dụng chất liệu chất lượng cao, chống oxy hóa để bảo vệ bảng mạch in cũng như các chip Led được an toàn dưới tác động của môi trường, ngoại lực,..

Keo tản nhiệt: Đây là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của chip Led SMD. Nó có tác dụng gắn kết và tản nhiệt nhanh chóng cho chip Led khi hoạt động, giúp chip hoạt động ổn định, lâu dài.

Cấu tạo của Chip LED SMD.

Ưu điểm và nhược điểm của chip Led SMD

Ưu điểm của chip Led SMD

Góc chiếu sáng rộng: các chip Led nằm độc lập nhau tạo ra góc chiếu sáng rộng, phù hợp cho các sản phẩm đèn Led tán quang.

Có khả năng đổi màu: đây là điểm đặc biệt của chip Led SMD so với các loại chip COB hay DIP khi chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc. Chip Led SMD có khả năng đổi màu sắc lên tới 16.7 triệu màu. Tiện lợi cho việc sản xuất và kết hợp màu sắc trên cùng một thiết bị.

Hiệu suất ánh sáng lớn: giúp cho đèn được hoạt động ổn định, không bị chập cháy, nhấp nháy trong quá trình sử dụng.

Khả năng tản nhiệt tốt, tuổi thọ cao: Các chip Led được gắn trực tiếp lên bo mạch, đẩy nhanh quá trình tản nhiệt, giúp nâng cao tuổi thọ của chip lên tới 65.000 giờ phát sáng liên tục.

Trên một bản mạch có rất nhiều chip SMD, nên khi 1 chip bị hỏng các chip còn lại vẫn hoạt động được bình thường. Từ đó giúp tiết kiệm được chi phí thay mới cho người dùng.

Nhược điểm của chip Led SMD

  • Quang thông thấp nên khả năng chiếu sáng tập trung thấp hơn so với chip Led COB
  • Vì có nhiều con chip trong cùng một thiết bị chiếu sáng, nên đèn thường bị đổ bóng khi sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.613.553